#1
|
|||
|
|||
![]() Chuyên gia phong thủy Phạm Cương: Với vai trò đại diện cho Trung tâm lý học Đông Phương tại Hà Nội, Kiến trúc sư Phạm Cương đã đóng góp 2 tham luận trong tổng số 14 tham luận của hội thảo "Giải mã" phong thủy vừa diễn ra. Theo quan điểm của anh là chứng minh phong thủy cũng chính là "nghệ thuật sắp đặt" (không gian) của các KTS hiện nay. Anh chia sẻ: - Tại thời điểm mới tham gia vào lĩnh vực phong thủy, tôi đang học tại đại học Kiến trúc. Cho đến giờ, việc nghiên cứu phong thủy, tôi đặt dưới góc nhìn của người làm kiến trúc và xác định phong thủy phải luôn được đặt giới con mắt khoa học. Theo tôi, rõ ràng phong thủy cổ truyền và kiến trúc hiện đại có những điểm tương đồng với nhau. Tất nhiên bên cạnh đó, phong thủy cổ truyền thiên về định tính còn kiến trúc hiện đại thì thiên về định lượng. Có những phần so với phong thủy, kiến trúc tỏ ra vượt trội, nhất là trong lĩnh vực vật lý kiến trúc, về khí hậu môi trường, cũng có rất nhiều bí ẩn của phong thủy, nhưng cho tới nay khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích rõ được. - Theo quan điểm của bản thân tôi, khái niệm về trường phái "kiến trúc phong thủy" của anh vừa nhắc tới là hoàn toàn có khả năng áp dụng. Cá nhân tôi cho rằng khi kiến trúc kết hợp với phong thủy sẽ càng tiến tới sự hoàn thiện cũng như bền vững hơn. Theo đánh giá của anh phong thủy đã được xây dựng thành môn học trong trường kiến trúc, xây dựng chưa, hay mới chỉ có những áp dụng riêng lẻ một vài kinh nghiệm về phong thủy? Theo tôi được biết, chưa có môn học nào tên là Phong Thủy trong giáo trình của sinh viên hoặc học sinh cả. Thường thì kiến thức này đều do sinh viên tự cóp nhặt, tìm hiểu. Theo tôi, đây là một trong những điều bất cập và cũng là thiệt thòi của các sinh viên kiến trúc - xây dựng; Chắc hẳn anh cũng biết rằng, giờ ai mua nhà, xây nhà cũng muốn biết về phong thủy, quan tâm tới phong thủy. - Trong những số trước anh đã đưa ra những tư vấn rất hay về mặt phong thủy ở công sở, văn phòng, căn hộ (tránh dầm nhà cắt ngang, không để bếp đối diện với bồn rửa...). Những điều cần tránh ấy có phù hợp với các quy tắc tổ chức không gian của nghệ thuật kiến trúc hiện đại, hay nó chỉ là những kiêng kị mang màu sắc thị dân? Nếu cần thiết như anh phân tích thì có lẽ nên đưa thành những "quy chuẩn" kiến trúc - nên chăng? Thường một KTS có nghề hoặc một kỹ sư xây dựng giỏi về kết cấu cũng sẽ không bao giờ để một chiếc dầm đè lên mặt bàn làm việc hoặc đưa ra phương án phòng ngủ có một cây dầm đè lên giường ngủ. Tuy nhiên, những lỗi khá thường gặp như "Thủy Hỏa bất tương xung" mà tôi có đề cập khi chiếc bếp nấu đối diện với bồn rửa thì chỉ có số ít những người hiểu biết về phong thủy mới chú ý đến và tránh được. Chính vì thế cho nên tôi đã tư vấn rằng, có thể nhận thấy ngay những yếu tố cần lưu ý về mặt phong thủy cũng nên được tổng hợp và sớm đưa vào làm tài liệu để các sinh viên kiến trúc - những KTS của tương lai nhận biết được. Với nó, các KTS tương lai sẽ tránh được những thiết kết không đáng có mà tôi đã nhắc tới. Tham khảo thêm tại bài viết sau đây: Chuyên gia phong thủy Phạm Cương + chuyen gia phong thuy Pham Cuong
__________________
Tay dieu khien cau truc tu xa |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|